*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Nếu Ân Thừa Ngọc không hỏi, chắc có lẽ Tiết Thứ cũng quên mất sinh nhật của mình.
Đã rất lâu rồi hắn chưa đón sinh nhật.
Năm Long Phong thứ mười bốn, huyện Ngư Đài gặp hạn hán, kéo theo sau đó là bệnh dịch. Khi ấy có vô số người chết, xác chết không ai chôn cất mục rữa trong những vũng nước bẩn, mùi hôi thối xộc lên. Bởi lẽ đó, dường như hồi ức của hắn cũng vương phải cái mùi đấy.
Cùng năm đó, hắn lần lượt mất đi người thân. Bây giờ, mỗi khi nhớ lại khoảng thời gian tăm tối đó, hắn thấy mình như chìm vào sâu trong một hố bùn không thấy đáy, bên dưới là thi cốt của người thân và vô số oan hồn. Bọn họ không ngừng bò lên, cố gắng kéo hắn xuống sâu hơn.
Đúng vào lúc ấy, Ân Thừa Ngọc như thần tiên không nhiễm chút bụi trần từ trời xuống, vươn tay ra trước mặt hắn, dẫn hắn vào trần gian một lần nữa.
Mì trường thọ nóng hầm hập mà mẹ nấu đã không còn rõ ràng trong tâm trí hắn nữa, thay vào đó là khuôn mặt rõ nét của Ân Thừa Ngọc.
Hương Tuyết Lĩnh Mai (Hoa mơ trên núi tuyết) trong trẻo mát lạnh xua đi cái mùi hôi thối trong hồi ức, y lơ đãng nhìn hắn, giọng nói mang theo ý cười:
– Đợi đến sinh nhật ngươi, Cô sẽ tặng ngươi một món quà.
Trong lòng Tiết Thứ lại một lần nữa chờ mong.
Mấy năm qua hắn sống trong cô đơn, không có người thân bên cạnh, nhưng bây giờ đã có điện hạ nhớ đến sinh nhật của hắn.
Vì trong lòng có điều mong đợi, mỗi ngày vốn bình thường của Tiết Thứ biến thành một ngày dài như một năm.
Ban ngày Tiết Thứ phải ở Tây Xưởng, không thể đến cung Từ Khánh, càng không thể luôn đi theo bên cạnh Ân Thừa Ngọc như khi còn ở ngoài kinh thành. Hắn chỉ có thể tìm cơ hội nhìn từ xa khi y đi lại trong cung mà thôi.
Do bệnh dịch bùng phát, đã mấy hôm liên tiếp Ân Thừa Ngọc gọi quan viên vào cung thương nghị.
Y mặc triều phục trang trọng của thái tử, khuôn mặt đẹp như tạc tượng trông rất bình tĩnh, cử chỉ cẩn trọng đứng đắn, uy nghiêm.
Tiết Thứ từ xa nhìn y, quan sát từ đầu đến chân y, khắc từng nét vào sâu trong lòng.
Thấy bên hông y không đeo ngọc cát tường mình tặng, hắn có hơi thất vọng.
Hình như vì mấy ngày gần đây điện hạ rất dung túng cho nên hắn càng to gan hơn.
Tối hôm đó, Tiết Thứ nằm trằn trọc trên giường rất lâu, cuối cùng mới âm thầm đi đến cung Từ Khánh.
Ân Thừa Ngọc vẫn chưa nghỉ ngơi, đang xem tấu chương ở điện Hoằng Nhân.
Vì không phải gặp người ngoài, y chỉ mặc một bộ thường phục màu đỏ tía, tôn lên màu da trắng như ngọc của y. Ống tay áo dài nhẹ nhàng rủ xuống, vô tình che đi vòng eo quyến rũ của y.
Ân Thừa Ngọc ngồi sau án thư, khuôn mặt trong trẻo tươi mát, vô cùng cao quý.
Tiết Thứ nín thở nhìn y, không quan sát kỹ xung quanh nên bị hộ vệ đang tuần tra phát hiện ra.
– Ai đó?
Tiết Thứ bừng tỉnh, né tránh hộ vệ, trốn đến trên một cây cổ thụ cách đó không xa.
Hộ vệ dò xét vài vòng vẫn không phát hiện ra người nào, đoạn tiếp tục tuần tra.
Nhưng Ân Thừa Ngọc đang cúi đầu xem tấu chương lại nghe thấy được tiếng động, trong lòng biết được đó là ai. Y tìm cớ đuổi hộ vệ đi.
Sau khi hộ vệ đi khỏi, Ân Thừa Ngọc nhìn ra cửa sổ không một bóng người, nén tức giận, gọi:
– Không mau cút ra đây?
Tiết Thứ nghe lời, nhảy xuống khỏi cây, cẩn thận phủi sạch bụi bặm trên người rồi mới nhảy từ cửa sổ vào.
Ân Thừa Ngọc gác bút, cau mày, răn dạy hắn:
– Gần đây ngươi ngày càng to gan.
Song điều này lại chẳng là gì với Tiết Thứ, hắn vờ như không nghe thấy, nhìn chằm chằm ngọc bàn long bích* treo bên hông Ân Thừa Ngọc, hỏi:
– Sao điện hạ không đeo ngọc cát tường thần tặng?
*cái này
Đó là món quà hắn đã chọn rất lâu, điện hạ đeo nó trên người cũng không khiến kẻ khác nhìn ra cái gì, không phá hư hình tượng của y.
Không ngờ nửa đêm hắn lẻn vào Đông cung là vì chuyện nhỏ nhặt này, Ân Thừa Ngọc càng tức giận hơn:
– Quần áo và phục sức hằng ngày của Cô đã có Trịnh Đa Bảo chuẩn bị, ngươi chớ được voi đòi tiên.
Tiết Thứ mím môi không đáp, nhưng khi nhìn vào mắt hắn cũng biết hắn chẳng hề cảm thấy hối lỗi.
Còn thêm chút tủi thân khó nói thành lời.
Ân Thừa Ngọc không thích dung túng hắn nữa, y vò tờ giấy thành cục, ném vào người hắn:
– Không có chuyện quan trọng thì mau cút đi. Lần tới ngươi dám nhân đêm khuya mà xông vào đây, Cô sẽ tống ngươi vào ngục! Đám Cao Viễn đang tìm nhược điểm của ngươi đấy.
Vừa không lấy được kẹo vừa bị mắng, Tiết Thứ đành phải rời đi dù không cam lòng.
*
Trong tháng sáu, Ân Thừa Ngọc đều lo phải lo trái vì dịch bệnh ở trực lệ.
Mặc dù đã sớm chuẩn bị nhưng các châu phủ trong trực lệ đông dân, cộng thêm việc nạn dân chạy trốn từ Sơn Tây tới lẫn vào trong đám lưu dân, dẫn đến việc lây bệnh dịch cho bọn họ, sau lại lan ra dân chúng bình thường.
Nạn dịch hạch bùng phát nhanh chóng, các châu phủ báo tin khẩn liên tục, từ quân sự đến sức lao động, từ ngân lượng đến thuốc. Trực lệ hệt như một cái túi không đáy, đào rỗng quốc khố vừa được lấp đầy chưa bao lâu.
Ân Thừa Ngọc không màng tổn thất để ngăn chặn dịch bệnh ở trực lệ tiếp tục lây lan. Đầu tiên, y ra lệnh cho quân đội phong tỏa châu phủ đang bùng phát dịch bệnh, sau đó ra lệnh giới nghiêm bắt buộc dân chúng phải ở trong nhà, không được tùy tiện ra ngoài. Nếu có lưu dân, phải đưa toàn bộ vào thiện tế đường, đồng thời chặn hết đường chính từ đường bộ đến đường thủy để ngăn có người chạy trốn.
Binh lính trong thành chia làm ba đội: một đội phụ trách việc phát lương thực và thuốc mỗi năm ngày; một đội phụ trách việc dọn dẹp đường phố và diệt chuột; một đội đông nhất phụ trách việc kiểm tra tình hình của dân chúng trong thành một ngày hai lần, nếu có người nhiễm bệnh phải lập tức đưa đến lệ nhân sở.
Tuy có thể tạm thời ngăn chặn dịch bệnh tiếp tục lây lan trong thành nhưng việc này lại làm lòng người ở các châu phủ trong trực lệ lo sợ.
Trong lúc bầu không khí đang căng như dây đàn bỗng có chuyện xảy ra. Có một số quan binh ở các châu phủ đứng giữa kiếm lời vào túi riêng, tham ô lương thực và thuốc cứu tế, không chịu phát cho dân chúng. Dân chúng vừa bị bắt ở trong nhà không được ra ngoài vừa không có thức ăn cho nên xảy ra tranh chấp với quan binh, cuối cùng có người chết.
Mặc dù mấy tên tham ô đó đã bị xử lý nhưng quan viên trong triều vẫn rất bất mãn với biện pháp mạnh tay của Ân Thừa Ngọc, cho rằng y lãng phí binh lực và quốc khố vì dịch bệnh lại khiến lòng dân oán trách, thật sự là chuyện bé xé ra to.
Trong đó, phe phái quan viên do thứ phụ Thiệu Thiêm cầm đầu là phản ứng mạnh nhất, nhiều lần Ân Thừa Ngọc viết ra chính sách phòng dịch đều bị đám Thiệu Thiêm phản đối, dẫn đến việc làm chậm tiến độ thi hành.
Ân Thừa Ngọc vô cùng tức giận, thẳng thắn chỉ ra lợi và hại nhưng cuối cùng vẫn chẳng được gì.
Đám người này không biết được tình hình thê thảm sau khi dịch bệnh bùng phát ở đời trước. Đời này, dịch bệnh ở Sơn Tây được khống chế rất tốt, trái lại để cho mấy quan viên cổ hủ cho rằng nạn dịch hạch giống với dịch bệnh thông thường, cho rằng y xé chuyện bé ra to.
Đến hạ tuần tháng sau, trong kinh thành bắt đầu xuất hiện nạn dịch hạch.
Người đầu tiên nhiễm bệnh là một hỏa kế trong một tửu lâu, gã sốt cao. Ngay sau đó lại có thêm mấy người nổi hạch trên cơ thể. Bọn họ đến y quán khám bệnh rồi lây cho bệnh nhân và đại phu trong đó.
Cho đến khi Ân Thừa Ngọc biết tin thì trong kinh thành đã có mười mấy người chết, ngay cả trong Ngũ quân đô đốc phủ cũng có tướng sĩ nhiễm bệnh chết, mà số người đang ủ bệnh lại đếm không hết.
Ân Thừa Ngọc lập tức lệnh cho Tiết Thứ dẫn tinh binh Tứ vệ doanh phong tỏa toàn kinh thành, bắt đầu đi từng nhà kiểm tra.
Sau lần kiểm tra này mới biết được có quan lại triều đình cũng nhiễm bệnh song vì không muốn đến lệ nhân sở mà giấu giếm, tự dưỡng bệnh trong nhà. Cuối cùng lây bệnh cho người làm trong phủ, đã có mấy người chết.
Nghe được tin, Ân Thừa Ngọc tức giận lắm. Y mau chóng cho dừng triều, nghiêm khắc ra lệnh cho tất cả quan viên ở yên trong nhà, để y đích thân đi tra xét đồng thời cách chức quan viên giấu giếm bệnh. Nhưng công văn cách chức chưa đến, trước cửa phủ của quan viên ấy đã treo khăn trắng.
Vì nạn dịch hạch lây lan, cửa hàng mai táng trong kinh thành chật kín người. Khăn trắng treo khắp thành, mỗi ngày đều có quan tài được đưa ra khỏi cửa thành.
Thấy thảm trạng treo khăn trắng, tiền giấy bay khắp nơi, đám quan viên lúc trước nghi ngờ Ân Thừa Ngọc xé chuyện bé ra to rốt cuộc cũng im miệng.
Nạn dịch hạch rất nguy hiểm, không có dịch bệnh nào sánh bằng.
Nhiều mệnh lệnh bị ngăn cản khi trước cuối cùng đã thi hành thuận lợi.
Thế nhưng thuốc dự trữ đã tiêu hao khá nhiều kể từ lúc Sơn Tây và vùng trực lệ xuất hiện bệnh dịch cho nên khi kinh thành bùng phát lại không có đủ lương thực và thuốc, cần phải lấy từ nơi khác đến.
Để phòng ngừa cho tình huống xấu nhất, Ân Thừa Ngọc sai Tiết Thứ truyền tin cho Vệ Tây Hà đang ở phía nam để hắn ta mau chóng mua thuốc chuyển về kinh thành.
Song, thuốc từ phía nam còn chưa đến kinh thành thì lệnh của Long Phong đế đã tới trước.
Tuy Long Phong đế đang ở phủ Nam Kinh nhưng vẫn nắm rõ mọi tình hình trong kinh thành.
Tình hình trong kinh thành truyền tới Nam Kinh, được đám người Cao Hiền thêm mắm dặm muối báo cho Long Phong đế.
Nghe nói trong kinh bùng phát nạn dịch hạch, Long Phong đế rất tức giận. Ông ta mới sai Cao Hiền quay về kinh thành, đầu tiên khiển trách thái tử không phòng được dịch, sau lại để thái giám chưởng ấn Cao Hiền phụ tá thái tử.
Lấy danh phụ tá song thật ra là phân quyền cho ông ta, rõ ràng là nghi ngờ năng lực của Ân Thừa Ngọc năng lực.
Ân Thừa Ngọc đã sớm biết được bản tính của Long Phong đế cho nên không có tức giận gì. Mục tiêu quan trọng nhất của y bây giờ là khống chế được dịch bệnh trong kinh thành.
Trái lại, mỗi khi thấy Cao Hiền khoa tay múa chân bên cạnh, Tiết Thứ đều lạnh mặt.
Nếu Ân Thừa Ngọc không lén cảnh cáo hắn không được gây thêm rắc rối ngay tại thời điểm quan trọng thì hắn đã đi gây sự với Cao Hiền rồi.
Mặc dù vậy nhưng hắn vẫn không thể để cho Ân Thừa Ngọc chịu oan ức được.
Nhớ đến Long Phong đế đã trốn tránh đến phủ Nam Kinh, hắn cố gắng giấu đi tức giận trong mắt, đoạn phái thân tín đưa mật thư cho Tử Viên chân nhân.
Nội dung trong thơ rất ngắn, chỉ có mấy chữ: Có thể dâng hồi xuân đan cho hoàng đế.
*
Ngày mười hai tháng bảy, dưới biện pháp mạnh tay của Ân Thừa Ngọc, dịch bệnh trong kinh thành đã được khống chế.
Tuy trong thành vẫn còn treo khăn trắng rải rác nhưng không còn tình trạng mỗi ngày đều có quan tài được đưa ra ngoài nữa.
Ngày hôm sau, Tiết Thứ nhận được thư khẩn Vệ Tây Hà gửi về.
Trong thư viết đã vận chuyển thuốc cần thiết tới kinh thành bằng đường thủy, kèm theo là mười mấy đại phu am hiểu chữa trị bệnh dịch được chiêu mộ từ phía nam. Trong số đó có một người quê ở Phúc Kiến, am hiểu phương pháp rút máu, đã từng thử cứu chữa vô số người nhiễm bệnh. Ông ta nói rằng mình có thể chữa nạn dịch hạch lần này.
Thư được gửi từ ngày hai tháng bảy, cùng ngày hôm đó, tào thuyền chở thuốc cũng xuất phát, hơn nửa tháng nữa sẽ tới kinh thành.
Tiết Thứ cất thư đi, đợi đến khi trời tối hẳn hắn mới đi bẩm báo cho Ân Thừa Ngọc.
Lúc tới cung Từ Khánh, hắn phát hiện ra còn có một người khác đang ở trong điện Hoằng Nhân.
Là Ân Từ Quang.
Ân Từ Quang không được yêu thích cho nên không đi cùng Long Phong đế đến Nam Kinh.
Lần này tới đây là vì hắn tìm được một phương pháp rút máu trong sách y thuật cổ, có thể chữa được bệnh dịch.
Từ nhỏ hắn đã có sức khỏe yếu, người ta nói bệnh lâu thành thầy thuốc, thế nên hắn cũng coi như là am hiểu y học, muốn được đến lệ nhân sở thử phương pháp rút máu.
Ân Thừa Ngọc vẫn còn do dự, phương pháp này không biết có tác dụng không, y để cho Ân Từ Quang đi thật sự rất mạo hiểm.
Trong lệ nhân sở đều là bệnh nhân nhiễm bệnh, cho dù đại phu khỏe mạnh cũng phải đánh liều mới dám vào đó, huống chi là Ân Từ Quang vốn có sức khỏe yếu.
Nhưng sau khi nghe Tiết Thứ bẩm báo, y lại chần chờ.
Trong số mấy đại phu Vệ Tây Hà tìm được cũng có người am hiểu phương pháp rút máu, có lẽ phương pháp này có công hiệu.
Song, phải mất ít nhất nửa tháng nữa đội tàu mới đến kinh thành, trễ một ngày thì dịch bệnh càng nghiêm trọng hơn một ngày.
Y cân nhắc hồi lâu, cuối cùng đồng ý lời thỉnh cầu của Ân Từ Quang.
– Sức khỏe anh yếu, dễ nhiễm bệnh. Cô sẽ phái thái y đi cùng, anh cứ dạy cách thức rút máu cho bọn họ, để bọn họ tự làm là được.
Ân Thừa Ngọc cảm kích nhìn Ân Từ Quang:
– Không cần biết có tác dụng hay không, Cô thay dân chúng cảm tạ anh trước.
Ân Từ Quang không ra vẻ chối từ giả dối, hắn cúi thấp đầu, khẽ nói:
– Được cống hiến công sức cho điện hạ là may mắn của ta.
Một câu nói của thái tử không làm phí công mấy hôm nay hắn dốc lòng đọc sách thuốc tìm kiếm cách chữa bệnh.
Thái tử cao quý có nhà họ Ngu chống lưng, số người theo đuôi y đếm không hết.
Nếu muốn bước lên chiếc thuyền lớn này, hắn phải có ích hơn những kẻ khác.
Trận bệnh dịch lần này là một cơ hội tốt, hắn đã bước đúng đường rồi.
– ——————-
Cún: Sao điện hạ không đeo ngọc cát tường ta tặng?
Điện hạ: Đeo rồi, nhưng không cho ngươi xem:)))
– ——————-
Khi nào xử thằng cha vua vậy, tui ghét thằng chả ghê, không làm được gì mà còn gây rối.