4.
“Thi không bằng chị ta là do kỹ năng của em kém hơn, anh đừng nhúng tay vào, em có thể tự giải quyết.”
Lời này nghe rất xa cách, hiển nhiên Chu Hoài cảm thấy không vui.
Nhưng theo bản năng, tôi không muốn anh ta đến gần Khương Nguyệt.
Trên người Khương Nguyệt cứ như có một loại sức mạnh thần kỳ.
Giống như hào quang cường đại của nữ chính trong truyện sảng văn.
Tất cả những người từng tiếp xúc với chị ta đều sẽ có ấn tượng tốt, tất cả các mục tiêu chị ta muốn đạt được, bất kể khăn thế nào cũng đều thành công.
Giờ cứ nghĩ về khi chúng tôi còn nhỏ là tôi lại nghi ngờ, Khương Nguyệt so với tôi cư xử chẳng giống lứa tuổi chút nào cả.
Tháng thứ hai sau khi Khương Nguyệt đến, bạn thân nhất của tôi bắt đầu đứng về phía chị ta, cau mày chỉ trích tôi:
“Tớ thấy cậu ghen ghét chị mình hơi quá đó, chị ấy vừa giỏi vừa thân thiện thế mà.”
Có sự kiện gì, các bạn trong lớp đều không tự chủ được vây quanh chị ta, sau đó cô lập tôi.
Chiều hôm đó, giáo viên ngữ văn đột nhiên gọi tôi lên văn phòng, vẻ mặt nghiêm trọng hỏi tôi:
“Khương Huỳnh, em với chị gái em có khúc mắc gì không?”
“Không có ạ.”
“Nếu không thì sao em lại sao chép bài văn của em ấy hả?”
Ánh đèn trên đỉnh đầu chợt tắt ngóm, hai tai tôi ù đi.
Phải mất rất lâu tôi mới tỉnh táo lại, khó khăn mở miệng:
“Cô nói gì cơ ạ?”
Cô giáo lấy ra hai tờ bản thảo rồi đặt xuống trước mặt tôi.
Một bên là tôi viết, bên còn lại là chữ viết tay của Khương Nguyệt.
Nội dung gần như giống hệt nhau.
Đây vốn là bài dự thi tôi nộp để tham gia cuộc thi sáng tác toàn quốc.
Đó là một cuộc thi rất quan trọng, nếu giành được huy chương vàng, đến khi các trường đại học tuyển sinh sẽ được cộng thêm 30 điểm.
Tác phẩm mà tôi đắn đo từng câu, khổ sở vất vả nắn nót từng chữ, làm sao có thể là sao chép Khương Nguyệt chứ?
Tôi có chút khổ sở nhếch miệng:
“Vì sao không phải chị ta sao chép em?”
“Khương Huỳnh! Cô vẫn nghĩ em là học sinh ngoan, sao giờ em dám học thói dối trá hả!”
Giáo viên quát lớn:
“Chị gái em mười ba tuổi đã bắt đầu viết văn, em ấy đi chép của em sao? Em ấy so với em còn nộp bài trước mấy ngày! Huống hồ, bài văn này đọc lên sinh động có hồn, giọng văn lão luyện mới viết ra được. Em không tự nhận thấy năng lực của mình ở đâu ư? Sao em có thể viết ra được!”
Tôi nhìn vào đôi mắt đầy thất vọng của cô giáo, nhớ đến chỉ mới tháng trước cô ấy vẫn còn cổ vũ tôi:
“Siêng năng có thể bù đắp cho vụng về.”
“Thiên phú đương nhiên quan trọng, thế nhưng đối với một học sinh mà nói, kiên định cố gắng mới là đáng tin cậy nhất.”
Tôi đột nhiên cảm thấy thế giới này cực kỳ lố bịch.
Cuối cùng, giáo viên kết luận:
“Cô giữ lại bài này của em. Em về viết một bài khác, hoặc cuộc thi này em đừng tham gia nữa.”