2.
Tuy là chị em sinh đôi, nhưng diện mạo của tôi và Khương Nguyệt từ nhỏ đã khác nhau một trời một vực.
Chị ta trắng trẻo mềm mại, còn tôi vừa đen nhẻm vừa gầy yếu.
Lên ba bốn tuổi, tôi còn mặc quần áo trẻ con lăn lộn trên đất nghịch ngợm, chị ta đã bắt đầu học cách làm đỏm.
Khương Nguyệt chăm sóc tóc rất kĩ càng, còn nói với tôi:
“Bây giờ mà không bảo dưỡng cho tốt, về sau sớm muộn gì cũng hói hết.”
Khương Nguyệt giống như một nữ chính trong tiểu thuyết, bất kể là muốn gì thì đều có thể đạt được.
Còn tôi cho dù có dốc hết sức lực vẫn cứ không theo kịp một góc áo của chị ta.
Một đêm nọ, tôi ra ngoài đổ nước, nghe thấy cha mẹ thì thầm trong phòng:
“Đều là con của chúng ta mà sao chênh lệch quá vậy? Chẳng lẽ là bế nhầm ư?”
Tôi đờ người trước cửa, cảm giác đau đớn và bối rối liên tiếp dâng trào như muốn nuốt chửng tôi.
Khi còn học trung học cơ sở, tôi từng tham gia một cuộc thi viết và được giải nhì.
Ba mẹ hiếm khi khen ngợi tôi hai câu, lạnh nhạt Khương Nguyệt.
Chị ta đứng ở một bên, nở nụ cười khinh thường.
Hai tháng sau, chị ta xuất bản “Năm tháng” rồi đoạt giải thưởng.
Một phóng viên đến nhà phỏng vấn, Khương Nguyệt mỉm cười trả lời.
Sau khi đám người đó đi hết, chị ta mới ngước mắt lên, thờ ơ nhìn tôi.
“Ở trước mặt tài năng thiên bẩm thì có cố gắng thế nào cũng không đáng nhắc tới đâu.”
Khương Nguyệt không cho phép tôi vượt qua bất kì phương diện nào của chị ta.
Từ khi nhận ra điều này, tôi đã phải mất rất nhiều nỗ lực để được cha mẹ đồng ý cho hai chị em học hai trường cấp ba khác nhau.
Thế nhưng một năm sau, chị ta lại lần nữa xuất hiện.