Ngôi nhà của hải ly vô cùng thần kỳ, được xây dựng trên mặt nước nhưng bên trong lại khô ráo và thoải mái.
Khi xây nhà, trước tiên cần đào bùn dưới đáy hồ lên để làm mái nhà. Không giống như đất trên bờ, trong bùn chứa rất nhiều thân rễ cây thủy sinh thối rữa. Sau khi phơi khô, cây thủy sinh giống như cốt thép của con người, làm tăng khả năng hỗ trợ chống nứt.
Che mưa khi trời mưa, che nắng khi trời nắng. Mùa hè đặt cành cây tươi trên mái nhà. Mùa đông khi cành khô, đất được mặt trời sưởi ấm sẽ ấm áp, có thể gọi là đông ấm hạ mát.
Bên trong nhà càng cầu kỳ, được chia thành khu sinh hoạt và khu nghỉ ngơi, giống như phòng ngủ và phòng khách nhà của con người.
Lối ra dẫn thẳng xuống đáy hồ.
Trong trường hợp bị kẻ địch xâm lấn có thể nhanh chóng trốn xuống nước, còn việc ra vào nước bị ướt thì phải làm sao, lối vào có những mảnh mùn cưa dùng để hút nước.
Chỉ có thể nói rằng, không hổ là kiến trúc sư kiệt xuất nhất trong thế giới tự nhiên.
Chui ra là một con hải ly nhỏ vừa mới trưởng thành, ngoại hình trông giống như một con sóc cỡ lớn với cái đầu mập mạp, đuôi dẹt như mái chèo, dễ thấy nhất là bốn chiếc răng cửa có màu đỏ cam.
Xây đập, dựng nhà cần rất nhiều cây xanh. Răng cửa của hải ly chứa rất nhiều sắt, không sợ bị mài mòn khi trưởng thành, giống như là những công cụ chúng mang theo bên mình.
Con hải ly nhỏ trèo lên mái nhà, lắc lắc những giọt nước trên người: “Chi chi, chi chi.”
Hai cái đầu nhỏ tròn tương tự cũng nổi lên từ mặt nước.
Mái nhà che mưa chắn gió vẫn còn một công dụng – là sân chơi cho những con hải ly nhỏ.
Ba chú hải ly nhỏ gần như giống hệt nhau xếp thành một hàng theo nguyên tắc ai đến trước thì chơi trước. Con đầu tiên lao xuống nước, con thứ hai, rồi đến con thứ ba. Làn sóng gợn màu xanh biếc, ba chú hải ly nhỏ bắt đầu trò chơi rượt đuổi.
Ba người trên bờ không dám thở mạnh vì sợ làm kinh động nên lặng lẽ lấy điện thoại ra chụp những bức ảnh quý giá về những chú hải ly nhỏ đang chơi đùa vui vẻ.
Chơi đủ rồi, ba con hải ly nhỏ lại trèo lên một thân cây to ngả xuống nước phơi nắng.
Còn rất biết hưởng thụ.
Nhưng điều “bất ngờ” luôn xảy ra, con hải ly nhỏ chui ra đầu tiên đột nhiên đứng dậy, hai chân trước đặt lên trước ngực, cảnh giác nhìn về phía trước: “Chi chi chi chi.”
“Không ổn, có sói tới!”
Hai con hải ly nhỏ còn lại đã kiệt sức đến sắp ngủ thì sợ hãi đến mức nhảy dựng lên.
“Sói ở đâu, ở đâu?”
“Mẹ nói rằng nó chỉ có trong truyện thôi, sớm đã không còn sói…”
Chú hải ly đang thắc mắc bất ngờ bị chú hải ly nhỏ đầu tiên đẩy xuống nước trước khi nó kịp nói hết câu.
Hải ly nhỏ thò đầu ra, rít lên giận dữ: “Thằng ba, sao em lại thích chơi đánh lén giống như thằng tư vậy? Em có tin anh sẽ đánh em hay không?”
“Tới đây đánh em đi, nhanh tới đánh em đi.” Thằng ba đắc ý quay vòng, quay quay cho tới khi nhìn thấy ba người trên bờ, nó sợ đến lắp bắp: “Không, không ổn, có con người.”
Con bị đẩy xuống đã bò lên: “Anh mới không tin, xem anh đánh em thế nào đây.”
Con còn lại kia cũng nhìn thấy, sợ hãi nhảy xuống nước: “Anh à, thật sự có con người, mau chạy đi.”
Ba con hải ly nhỏ nhảy xuống nước, làm nước bắn tung tóe, đoán chừng là từ đáy sông về nhà.
Trên bờ ba người hài lòng cất điện thoại, hải ly nhỏ mới sinh, còn là ba con, chứng tỏ vùng nước này rất thích hợp để sinh tồn.
Mới đi được vài bước, phía sau truyền đến tiếng nước bắn tung tóe rất lớn.
Hai con hải ly trưởng thành mập mạp bơi nhanh vào bờ.
“Đứng lại, đứng lại đó cho tôi.”
“Là các người bắt con của chúng tôi đi đúng không?”
Lương Cẩm Tú lập tức phiên dịch cho hai người kia, nhiệt tình nói: “Chúng tôi mới từ một nơi rất xa đến đây, không bắt con của anh.”
Ba chú hải ly nhỏ cũng bơi theo, núp sau lưng bố mẹ để cổ vũ họ.
“Trả lại thằng tư nhà chúng tôi, trả lại thằng tư nhà chúng tôi.”
Lúc nãy chơi đùa ba con hải ly nhỏ có nhắc tới thằng tư, Lương Cẩm Tú còn cho rằng thằng tư đang ở nhà, không ngờ lại mất tích rồi, cô nghiêm túc nói: “Mất tích như thế nào, ở đâu? Hãy kể chi tiết cho tôi.”
Vợ chồng hải ly đang lo lắng giờ mới phản ứng lại, đối phương có thể hiểu được mình đang nói gì, sau khi nghe toàn bộ câu thoại chuyên dùng để đánh lừa động vật, họ ngừng hung dữ và cầu xin: “Thần tiên, xin người hãy tìm giúp thằng tư nhà chúng tôi.”
Khi khu rừng phát triển sẽ xuất hiện những con chim lạ, khi có quá nhiều đứa con sẽ xuất hiện đứa phản nghịch.
Vợ chồng hải ly đã sinh ra một quái thai.
Khi còn nhỏ, bé hải ly rất hạnh phúc, trốn trong một ngôi nhà khô ráo tiện nghi, ngoài ăn với ngủ thì không phải làm gì, khi buồn chán thì bơi trong nước hoặc trèo lên mái nhà để phơi nắng.
Nhưng rồi chúng đều sẽ trưởng thành.
Trưởng thành sẽ kèm theo những phiền não của trưởng thành.
Con hải ly nhỏ trong vòng khoảng hai năm sẽ trưởng thành hoàn toàn, lúc này chúng sẽ bị đuổi ra khỏi nhà, đi tìm vùng nước mới để xây đập, xây nhà và tìm bạn đời để sinh con.
Một tháng trước, khi hải ly nhỏ được nửa tháng tuổi, hải ly bố và bốn chú hải ly con bắt đầu học kỹ năng đầu tiên – chặt cây.
Chặt cây là công đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong mọi công việc. Nói một cách đơn giản là dùng những chiếc răng có chứa một lượng lớn sắt để gặm những cái cây phù hợp.
Tỉ lệ tử vong khi làm công việc này rất cao!
Nếu không kiểm soát tốt lực, sai góc độ, cây sẽ đổ bất cứ lúc nào, còn có những cơn gió khó lường, có thể chỉ mới gặm được một nửa, một cơn gió mạnh thổi đến sẽ khiến cây bị đổ ngay.
Bố của hải ly bố đã mất mạng do bị cây đổ đè chết.
Hải ly bố tìm được một cái cây nhỏ cao cỡ đứa trẻ mẫu giáo, để bốn đứa con gặm gặm. Bằng cách này, dù có bị đổ trúng cũng chỉ hơi đau, không nguy hiểm đến tính mạng.
Bốn đứa con xếp thành một hàng theo kích thước và thay phiên nhau tấn công cái cây nhỏ. Đứa lớn nhất, thứ hai và thứ ba giống như học sinh giỏi, lần đầu tiên chặt cây chúng làm rất tốt, những chiếc răng to màu cam bay múa, chúng nhanh chóng hoàn thành tốt bài tập bố giao.
Một cái cây với bốn hướng khác nhau, đến lượt thằng tư.
Kết quả là xảy ra việc ngoài ý muốn, ba đứa đầu dùng sức hơi quá, thằng tư vừa gặm được hai miếng thì bị cây nhỏ đổ xuống đập vào đầu.
Thằng tư r3n rỉ đau đớn, dỗ thế nào cũng không được.
Sau đó hải ly mẹ bước ra, vừa hôn vừa ôm một lúc mới khiến nó ngừng khóc.
Đây chỉ có thể nói là một sự cố ngoài ý muốn nhỏ trong lớp học sinh tồn, nào biết đã để lại bóng ma tâm lý trong lòng thằng tư.
Hải ly bố nói đến chỗ này, nó tâm sự với Lương Cẩm Tú: “Nó nói, nhìn thấy cây là ngất xỉu, dù là cây lớn hay cây nhỏ đều vậy. Nó gặm một cái là ngất xỉu. Thần tiên, ngài đã từng nghe nói đến loại bệnh này chưa?”
Lương Cẩm Tú: “…”
Từng nghe nói nhiều về say xe say thuyền, say cây quả thật là lần đầu tiên nghe nói.
Lãnh đạo không hổ là lãnh đạo, nói chuyện rất chuyên nghiệp: “Đó có thể là một phản ứng thể chất do sợ hãi gây ra.”
Dừng một chút, ông hài hước nói: “Vẫn còn may, nó không bị say nước.”
Hải ly say nước có thể trực tiếp vào thẳng sở thú rồi.
Hải ly bố không hiểu được điểm cười của con người, tiếp tục nói: “Tôi đã cố gắng thuyết phục, đánh đập, mắng mỏ nhưng đều vô ích nên phải tạm thời từ bỏ, để nó đi theo mẹ nó học cách xây nhà.”
Xây nhà mà không cần gặm cây.
Hải ly mẹ mang theo đứa con dạy kèm 1-1.
Bước đầu tiên, lặn xuống nước đào bùn lên.
Mùa thu đang đến, mùa đông không còn xa nữa, trong nhà cần thêm nhiều bùn để giữ nhiệt.
Đứa con nhỏ đào hai lần, móng vuốt của nó bị thứ gì đó trong bùn làm trầy xước, nhưng vết thương cũng không quá to.
Nó kêu lên đau đớn ngay tại chỗ, nói kiểu gì cũng không làm nữa.
Vết thương đó, đối với hải ly làm việc vất vả không ngừng quanh năm mà nói chẳng là gì, cũng như nông dân, hàng ngày làm đồng áng, đứt tay là chuyện bình thường.
Nghĩ rằng đứa trẻ vẫn còn nhỏ, hải ly mẹ nhẹ giọng an ủi, còn cho nó nghỉ dưỡng thương.
Một ngày sau, vết thương đã lành, nên tiếp tục học tập, hải ly nhỏ lại mắc bệnh mới: say bùn.
Lương Cẩm Tú: “…”
Hải ly mẹ thở dài buồn bã: “Những gì nên nói tôi đều nói cả rồi, hết cách đành phải cho nó tạm ngưng lớp học 1-1 này.”
Cuộc đời của mỗi con hải ly đều trải qua trong sự bận rộn. Đứa nhỏ thế này, sau này làm sao mà sinh tồn được chứ.
Không biết xây đập sẽ không thể có được khu vườn của riêng mình, không biết xây nhà thì sống ở đâu đây.
Cá tôm còn có nhà của riêng chúng đấy.
Anh cả hải ly nhỏ dũng cảm nói: “Sau đó thằng tư bỏ nhà ra đi.”
Bốn anh em được chia thành hai chỗ ở, mình thằng tư một chỗ, nó quá mức nghịch ngợm. Lúc còn ở nhà thì coi ba anh trai của mình như đồ chơi, nhét bùn hoặc vật gì đó vào mũi của các anh khi chúng đang ngủ. Lần nghiêm trọng nhất là khi nó dụ dỗ để lừa gạt đứa không mấy thông minh là anh hai, nói nếu nhổ lông của mình cầu nguyện với các vì sao thì có thể mọc cánh, bay lượn giống như chim.
Thằng hai tưởng thật, đến lúc bố mẹ phát hiện, nó vừa bứt lông vừa la hét vì đau đớn.
Vì vậy, ba anh em bất mãn với thằng tư đã lâu.
Nhìn thằng tư, một tên học dốt, việc này không xong việc kia cũng không được, chúng hợp lực tẩn nó một trận.
Thằng tư không khóc, nghiêm túc nhìn chúng nói: “Em muốn rời khỏi nhà để lên bờ.”
Ba anh em không tin, dọa ai chứ.
Hải ly có thể sống trên cạn, nhưng nếu không có nước, chúng sẽ cực kỳ vụng về và không thể đánh lại ai.
Anh cả hải ly nhỏ cúi đầu: “Chúng em chẳng những không thuyết phục, còn cười lớn nói rằng nó không dám. Kết quả…”
Kết quả là ngay khi thằng tư lên bờ thì gặp phải con người.
Ba anh em bị dọa sợ lập tức xuống nước tìm bố mẹ. Đợi khi về đến nhà mới nhớ ra bố mẹ đã đi thăm bạn bè ở vùng nước khác.
Chúng lo lắng ngoi lên lại.
Thì đã muộn rồi, chúng tận mắt nhìn thằng tư bị con người bắt đi.
“Vấn đề không lớn, để tôi gọi điện thoại hỏi thăm thử.” Lãnh đạo lập tức làm việc ngay tại chỗ.
Những năm gần đây, quan niệm bảo vệ động vật cũng là bảo vệ con người ngày càng được công nhận. Hơn nữa cuộc sống ngày càng sung túc, không thiếu ăn thiếu uống, có thể nói, môi trường sống của động vật ngày nay đã tốt hơn những năm trước rất nhiều.
Lướt mạng thử thì sẽ biết, các video về tìm thấy động vật hoang dã thường xuyên lên xu hướng.
Hải ly là động vật cần được bảo vệ cấp một của quốc gia. Vì nguồn tài nguyên nước bị suy giảm, hải ly sống trong hoang dã cực kỳ hiếm gặp, thông báo về hải ly và các động vật khác có thể nhìn thấy được ở nhiều nơi, ông đoán khả năng cao chúng đã trở thành loài không có nơi để về nên được hỗ trợ.
Rất nhanh đã có kết quả.
Lãnh đạo đặt điện thoại xuống, cười nói: “Thằng tư của cậu đã được đưa đến trạm bảo hộ, bây giờ tôi sẽ đi đón nó về.”
Hải ly thường hoạt động về đêm, hiếm khi xuất hiện trên bờ. Người dân đó đi ngang qua bị dọa, vừa sợ hải ly bị kẻ xấu bắt đi vừa sợ nó bị chó hay gì đó làm bị thương, cũng không nhìn rõ tình hình đã lái xe mang nó chạy một mạch về khu bảo hộ.
Bé hải ly thứ tư không ở trung tâm bảo hộ động vật hoang dã mà đang ở nhà nhân viên làm việc ở đây.
Hải ly không có giấy tờ tùy thân, nhân viên chỉ có thể xác định đại khái là nó còn nhỏ, có thể chưa cai sữa.
Động vật cần được bảo vệ cấp một của quốc gia đó.
Điều kiện ở trung tâm bảo hộ còn hạn chế nên một nữ nhân viên có tính cách hiền lành được giao nhiệm vụ chăm sóc hải ly nhỏ 24/24, còn lập một thời gian biểu cho ăn một cách nghiêm ngặt.
Ba người dựa theo địa chỉ đến khu dân cư phía sau khu bảo hộ.
Nữ nhân viên mở cửa vẻ mặt rất mệt mỏi: “Tôi đã nhận điện thoại, mọi người tìm được bố mẹ của hải ly nhỏ thật tốt quá. Mọi người ngồi xuống trước đi, tôi đi lấy lồ ng.”
Dáng vẻ của cô ấy như không thể chờ thêm được nữa.
Ở giữa phòng khách có một bờ đập rất hoành tráng, chất liệu tất nhiên không phải là cành cây, có gối tựa, đệm sofa và những thứ lớn khác, còn có dép, đồ lót, khăn tắm…