5.
May là cậu ấy cũng không ở lại lâu mà rời đi ngay.
Nếu không tôi sẽ phải kéo một người qua đường qua nhận người đó làm anh trai mình.
Đám bạn xấu xa của tôi lại đưa ra cho tôi một ý kiến, bảo với tôi rằng Nguyệt Nam Đình đang muốn học vẽ tranh.
Điều đó có nghĩa là gì?
Là tôi có cơ hội rồi đó. Trùng hợp, vẽ tranh chính là lĩnh vực mà tôi am hiểu nhất.
Vì thế, tôi “không cẩn thận” làm lộ ra hàng chục giấy chứng nhận của mình, khi tới phỏng vấn thì điện thoại tôi lộ ra tài khoản của một chủ blog vẽ tranh với hơn 30 vạn fan.
Tôi được mẹ của Nguyệt Nam Đình nhận vào làm ngay lập tức.
“Cháu ngoan à, quãng đời còn lại của con cô giao lại cho cháu đó!”
Lời của mẹ Nguyệt Nam Đình làm tôi ngỡ như mình đang kết hôn với con của bà.
Tôi gật đầu: “Cô cứ yên tâm, cứ giao cho cháu ạ!”
Phải nói là nền tảng của Nguyệt Nam Đình thảm đến mức không “mỹ từ” nào có thể miêu tả được, vẽ nhìn như cức.
Không, đó thật sự là cức ấy!
Nhớ đến mục đích của chuyến đi lần này của mình, tôi quyết định sẽ động viên và nịnh nọt cậu.
Tôi: “Cậu vẽ quả dứa khá giống rồi đấy! Đã có tiến bộ vượt bậc.”
Mặt cậu ấy đen như đít nồi: “…… Đây là quả táo.”
Tôi: “Cậu nhìn xem, cái này vẽ giống y hệt ảnh gốc luôn này.”
Cậu ấy: “…… Đây chính là ảnh gốc bị tôi xé.”
Được thôi, tôi không nói nổi lại người này nữa. Cứ coi như tôi là người câm đi.
Tôi đã làm người câm suốt vài tháng liền, nhưng tôi thật sự không chịu nổi cậu học trò “tài giỏi” này của mình nữa.
Vẽ một đường thẳng mà như người mắc bệnh Parkinson*.
*Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hóa chậm tiến triển, được đặc trưng bởi run tĩnh trạng, tăng trương lực cơ, giảm vận động và vận động chậm, và sau cùng ổn định tư thế và/hoặc dáng đi
Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Nghĩ đến chuyện này, tôi lại nhịn, nhịn, nhịn.
Nhưng mà chúng tôi vẫn chẳng có tiến triển gì. Cậu ấy vẫn làm ra vẻ “Chúng ta không thân, chúng ta không quen” như lúc trước.
Nhưng mà tôi lại thích gương mặt này của cậu ấy.
Tại sao tôi có thể nhất kiến chung tình với gương mặt kia được nhỉ?