Tiền trong nhà để em quản 1
Thấy cô rũ mắt không nói lời nào, Đường Văn Sinh ngừng lau tóc, nhẹ giọng hỏi: “Em sao vậy?”
“Không có, chỉ là em không ngờ anh lại yên tâm để em quản tiền như vậy.” Phong Ánh Nguyệt ngẩng đầu mỉm cười đáp.
Đường Văn Sinh nghe vậy khẽ cau mày, sau đó nghiêm túc trả lời: “Chúng ta là vợ chồng, không có gì phải nghi ngờ cả.”
Vẻ mặt và giọng điệu của anh vô cùng nghiêm túc khiến Phong Ánh Nguyệt đang đùa giỡn có chút ngượng ngùng, cô cầm túi lên, rồi ngồi xuống cạnh bàn để hạt dưa và kẹo.
Lúc này cửa đã bị Đường Văn Sinh khóa lại nên không lo có người đột ngột xông vào.
Đường Văn Sinh xoay người lấy từ kệ gỗ phía sau một tập sách cũ đã viết một nửa, đồng thời lấy một cây bút chì ra đưa cho cô.
Phong Ánh Nguyệt mỉm cười với anh, cũng không nói cảm ơn nữa. Vì chúng ta sẽ sống với nhau cả đời nên hãy thật hòa thuận, kể cả khi anh không thể… cũng không sao cả.
Mở tập sách ra, trước mặt cô toàn là sổ sách mà Đường Văn Sinh ghi, sau khi đọc kỹ, cô chọn mở hồng bao* trước.
(*) Phong bao lì xì màu đỏ, thường được tặng trong các dịp đặc biệt như tết, cưới hỏi.
(*) Phong bao lì xì màu đỏ, thường được tặng trong các dịp đặc biệt như tết, cưới hỏi.
Bên này, tóc Đường Văn Sinh đã gần khô hết, anh đi phơi khăn lau xong xoay người cầm lấy ấm nước, rót cốc nước ấm đặt trước mặt Phong Ánh Nguyệt.
Sau đó, anh ngồi xuống bên cạnh Phong Ánh Nguyệt, nhận việc mở hồng bao, trên hồng bao có viết tên của người gửi, ** cũng là nhắc người nhận hồng bao ghi nhớ.
“Chú Trường Căn, hai hào.”
Phong Ánh Nguyệt nhanh chóng viết xuống.
Năm nay, quà mừng chỉ là một vài hào.
“Bác cả là một đồng.”
Đây là anh cả của cha Đường, hai người họ quả thật rất thân thiết. “Nhiều vậy sao?”
Phong Ánh Nguyệt hơi ngạc nhiên.
“Đợt Tết Nguyên đán, bác gái lên cơn đau tim dữ dội. Vừa hay lúc đó anh ở nhà nên anh và anh họ thay phiên nhau cõng bác ấy đến bệnh viện trong thị trấn.”
Đường Văn Sinh giải thích lí do bác cả đưa quà mừng nhiều hơn người khác.
Mặc dù chỉ là chuyện vặt vãnh, anh cũng nói rất nghiêm túc, ** Phong Ánh Nguyệt quay sang, Đường Văn Sinh đang định bóc hồng bao, thấy cô nhìn như vậy anh dừng lại hỏi: “Sao vậy?”
“Em chỉ cảm thấy anh làm chuyện gì cũng thận trọng, cũng rất nghiêm túc.”
Nghĩ đến những đồ đối phương đưa đến bồn rửa trước đó, Phong Ánh Nguyệt khen ngợi.
“Có à?”
Đường Văn Sinh cụp mắt xuống, tiếp tục bóc hồng bao, Phong Ánh Nguyệt chưa kịp nói thêm, anh đã thì thầm: “Dì ba, năm hào.”
Thấy vành tai anh ửng đỏ, Phong Ánh Nguyệt vội cúi đầu cầm bút chì viết xuống.
“Tổng cộng là ba mươi hai đồng.”
Người ở dưới quê mừng hai mươi đồng, nhân viên tạp vụ bên này mừng mười hai đồng. Thật ra số lượng nhân viên tạp vụ ở đây làm Phong Ánh Nguyệt rất ngạc nhiên. Trong đó cũng có rất nhiều đồng nghiệp, có nhiều đồng nghiệp tới mừng như vậy cũng cho thấy mối quan hệ giữa Đường Văn Sinh với mọi người rất tốt.
Phong Ánh Nguyệt đặt sổ kế toán trước mặt Đường Văn Sinh, nói lại.
Đường Văn Sinh liếc nhìn qua, bảo: “Chữ viết của em rất nắn nót đấy.”
“Em đã dùng nhánh cây và than củi để luyện chữ trong phòng riêng đấy.” Phong Ánh Nguyệt bộc lộ ra những lời cô đã nghĩ kỹ. Thực ra, lúc cô viết đã rút lại rất nhiều bút lực, nét chữ hiện tại là nét chữ ngay ngắn của học sinh tiểu học.
“Không ngừng học hỏi như vậy, thật tốt.” Đường Văn Sinh nhìn cô khen ngợi.
Phong Ánh Nguyệt có chút xấu hổ quay đầu lại, cầm lấy một cái túi vải khác, tuy trong sổ có ghi chép lại ** nhưng không có tổng số nên còn phải đếm.
Đường Văn Sinh xếp chồng tất cả các hồng báo đã mở ra một bên, sau đó buộc chắc tập hồng bao bằng một sợi chỉ trên khung gỗ và đặt chúng bên cạnh ** giấy rơm.
Chỗ tiền này có hơi rải rác, từ vài xu, vài hào cho đến chục đồng.