Mặc dù đã rời đến một quán ăn khác rồi nhưng không khí giữa Trần Trung và Tư Nhĩ vẫn rất ngột ngạt và tràn đầy sự gò bó.
Tư Nhĩ ghét cái không khí im lặng này quá thể, ngay cả đến ăn cô cũng không dám phát ra tiếng ồn vì sợ có thể làm phiền đến Trần Trung.
Trong khi đó mới lúc nãy thôi cả hai vẫn còn rất vui vẻ sau khi nghe nhạc xong, vậy mà bây giờ thì sao chứ? Một người buồn bã, một người lại chẳng biết phải làm sao để an ủi nên chỉ có thể im lặng.
Hai người ngồi cùng một bàn, ăn phần của mỗi người.
Ăn xong rồi lại thanh toán và đứng lên ra về.
Tất cả đều làm trong im lặng.
Cho tới khi cả hai lên ngồi chuyến xe buýt để trở về nhà, Trần Trung mới chịu lên tiếng chấp dứt sự im lặng giữa cả hai.
– Xin lỗi cô.
Hôm nay chắc là tôi phá hoảng tâm trạng của cô rồi nhỉ? – Trần Trung tuy đang rất buồn nhưng vẫn để ý đến cảm xúc của Tư Nhĩ.
Cũng phải thôi.
Có ai lại vui vẻ khi đi chơi với một người mang đầy tâm trạng đâu.
Chưa kể là hôm nay anh còn nói là muốn dành buổi tối hôm nay của mình cho cô, nói tranh thủ vào thành phố thì sẽ cùng cô đi đâu đó chơi , vậy mà suốt từ lúc rời khỏi nhà hát mặt anh vẫn không thôi buồn kiểu đưa đám.
– Đâu có mấy ai tự kiểm soát được cảm xúc của mình đâu cơ chứ? Vậy nên anh không cần phải xin lỗi tôi vì đã buồn.
– Cô biết không? Tôi không hẳn là đang buồn đâu.
– Không phải sao? – Tư Nhĩ nghi ngờ hỏi lại.
– Ừ.
Có thể cô không tin nhưng tôi thất vọng nhiều hơn là buồn ấy.
– … – Tư Nhĩ im lặng không nói, khẽ quay đầu nhìn người con trai đang đi bên cạnh mình.
Nếu nói là quen thì Tư Nhĩ và Trần Trung đã có cơ hội quen nhau từ rất lâu rồi, hai năm trước khi Tư Nhĩ mới kết hôn với Văn Quảng.
Nhưng cho tới tận bây giờ cô vẫn chưa từng ngắm nhìn anh kĩ như lúc này.
Ngoại hình của người đàn ông này nói chung là không có gì quá nổi bật, khuôn mặt chỉ ở mức đại trà, có chiều cao nhưng cũng chỉ ở mức tạm chả có gì đáng để nhắc đến.
Không những thế thần sắc trên khuôn mặt còn khá nhợt nhạt ấy vậy mà thi thoảng ra ngoài anh còn đeo thêm cặp kính đen to che đi quá nửa khiến cho người khác nhìn vào càng có cảm giác muốn xa hơn là muốn gần.
Cộng thêm việc lúc nào anh cũng chỉ diện đi diện lại những bộ quần áo có hai màu trắng đen nên trông anh không chỉ nhợt nhạt thôi đâu mà còn rất ảm đạm nữa.
Ngay đến cả hàng xóm xung quanh nhà còn thường hay phàn nàn sau lưng rằng anh quá khô khan và hầu hết không có mấy ai ưa anh cả.
Bọn họ đều vì ngoại hình, vì khuyết điểm trên cơ thể anh mà tìm đủ mọi cách tránh xa anh như tránh tà ấy.
– Tôi chưa từng nghĩ người như mình sẽ có tình yêu và được yêu.
Tôi biết bản thân mình có khiếm khuyết và khiếm khuyết quá lớn, lớn tới mức tôi không cách nào sửa chữa nổi.
Nhưng tôi cũng là con người.
Tôi biết yêu và biết bị tổn thương… – Trần Trung đau lòng bộc bạch.
Mỗi lời anh đang kể đều là những lời tâm sự đầy đau thương, buồn đến não lòng nhưng anh vẫn kể nó ra với giọng điệu rất nhẹ nhàng tựa như chỉ đang nói về một ai đó hay một cái gì đó vốn chẳng liên quan đến anh.
– Bình thường nếu là một ai đó thương hại hay ái ngại bởi tôi chỉ là một thằng mù tôi đương nhiên sẽ không vui nhưng tuyệt đối không để nó ở trong lòng, bởi lòng tôi không đủ rộng để lưu trữ quá nhiều người.
Nhưng cũng có một số người tôi xem như người thân mà hết mực yêu quý thì trong lòng tôi người đó còn quan trọng hơn cả tính mạng của tôi nữa.
Tôi có thể vì người đó mà vui và sẽ chỉ có người ấy mới khiến tôi buồn, thất vọng một cách thật sự nghiêm túc.
– dừng lại khoảng một vài giây sau đó Trần Trung lại nói tiếp.
– Tôi vốn không phải bị mù bẩm sinh, năm tôi còn học lớp Mười Một mắt tôi vẫn sáng và tôi sống cuộc sống của con người bình thường.
Hàng ngày đi học, tối về thì tập đàn với ước mơ một ngày sẽ được ngồi trên sân khấu đàn cho người khác nghe những bản nhạc tôi thích… Khi đó bên cạnh tôi đã có Như Nguyệt.
Chúng tôi quen nhau từ rất nhỏ, thân nhau tới nỗi ai nhìn vào cũng đồn rằng bọn tôi đang yêu nhau nhưng khi đó chỉ là tôi đơn phương em ấy…
– Khoảng một năm sau đó thì tôi gặp tai nạn trong một lần đi bắt xe tới trường, mắt tôi bị va chạm mạnh tới nỗi mất đi toàn bộ ánh sáng, đột ngột bị tước mất đi ánh sáng cuộc đời tôi cũng vì thế mà trở lên tăm tối hơn bao giờ hết.
Đã có một khoảng thời gian tôi không nói chuyện với bất kỳ ai, không thiết tha với bất kì thứ gì và tôi im lặng nhiều tới mức không thể nói chuyện một cách bình thường được.
– Thế anh đã vượt qua nó bằng cách nào? – Tư Nhĩ hỏi.
Giọng nặng nề như tâm trạng cô ngay lúc này.
– Như Nguyệt khi đó đã luôn ở bên cạnh, ngày ngày mở cho tôi nghe các bản nhạc tôi yêu thích, kể tôi nghe rất nhiều thứ hay ho nhằm giúp tôi lạc quan và thực sự tôi tốt lên nhờ em ấy.
Bấy giờ trên khuôn mặt ôn nhu, ảm đạm của Trần Trung chợt xuất hiện một vệt nước nhỏ chảy ra từ sau hai mắt kính đen…
– Với tôi Như Nguyệt là tất cả những gì quan trọng nhất.
Em ấy muốn gì tôi đều cố gắng đáp ứng, vì em ấy tôi có thể chẳng cần gì cả nhưng có một điều tôi không hề hay biết đó là… em ấy thay đổi rồi.
Thực sự đã không còn là cô em gái Như Nguyệt ngây thơ không toan tính trong lòng tôi nữa rồi…
– Ai rồi cũng sẽ phải thay đổi.
Anh không còn là anh của năm mười bảy tuổi sau trận tai đó, Như Nguyệt cũng thế.
Cô ấy vì hoàn cảnh mà phải toan tính nhiều hơn nên không thể quá ngây thơ được.
Chúng ta thay đổi để trưởng thành nhưng cái giá của sự trưởng thành lại là quá lớn.
– À… mà cô sắp quay về nhà rồi sao? – Trần Trung đột ngột chuyển chủ đề.
– Anh biết rồi à? – Tư Nhĩ vốn đã định nói với Trần Trung từ lâu nên cũng không định giấu giếm.
– Ừ.
Có nghe nói…
– Thế anh có muốn tôi trở về không? – Tư Nhĩ nhàn nhạt hỏi.
– Sao lại hỏi tôi? Cái này là do cô tự mình quyết định mà.
Tư Nhĩ thở dài một hơi, trong lòng mung lung không rõ phải quyết định sao cho phải.
Mặc dù cô đã hứa là sẽ quay về nhưng cô vẫn còn do dự nhiều lắm.
Cô không chắc là bản thân mình có thể giấu đi tính cách thật để sống tốt với thân phận tiểu thư một lần nữa hay không.
– Giá mà tôi sinh ra không bị tráo nhầm thì có phải là tốt rồi không? Tôi đã nghĩ như vậy trong suốt hơn ba tháng qua đấy.
– Tư Nhĩ thật thà nói.
– Cô ghét cuộc sống sung sướng tới vậy sao?
– Không hẳn là quá ghét bởi vì quyền lợi tôi được hưởng khi làm tiểu thư là rất nhiều chỉ là cuộc sống đó quá gò bó và tôi phải sống cho người khác nhiều hơn sống cho bản thân mình.
Mà tôi vốn là kiểu rất thích tự do.
Tôi thích được ăn ngủ thoải mái như người ta, thích yêu người tôi yêu, và đặc biệt là thích đi quẩy bất cứ khi nào tâm trạng tôi không tốt.
– Cuộc sống như thế đúng là thích thật.
Tự do, tự tại.
An phận nhưng không tầm thường.
– Chính là như vậy đấy!
Chiếc xe vẫn tiếp tục lăn bánh trở ra vùng ngoại thành, suốt quãng đường còn lại trở về nhà cả hai lại một lần nữa rơi vào im lặng.
“Cạnh- cạnh” – tiếng cửa xe buýt cứ thỉnh thoảng lại mở ra và đóng vào để cho một số người đi xuống.
Chẳng còn ai lên xe nên số hành khách trên xe cũng mỗi lúc một ít dần, ít dần rồi thưa hẳn.
Trời đã khuya, bóng đêm như con quái thú khổng lồ nuốt trọn lấy mọi thứ chỉ bằng một cú ngoặm.
Trên nền trời tối đen như mực ấy thấp thoáng có sự ẩn hiện mặt trăng khi thì bị mây che khi lại không.
Dưới đường chốc chốc sẽ lại có một vài xe đi ngang qua tầm mắt, lẻ tẻ và ít ỏi vô cùng.
Hai bên đường được thắp sáng bởi những ánh điện đường đã cũ, ánh sáng từ mấy bóng điện đường này yếu ớt đến thảm thương, ảm đạm và hơi có chút buồn tạo cho người ngồi trên xe muốn suy tư về rất nhiều thứ.
Mình có thực sự sẵn sàng quay lại chốn đô thị xa hoa kia không? Tư Nhĩ tự hỏi lòng mình và khao khát muốn nghe lời giải đáp từ nó.
Liệu rằng nó có muốn ích kỷ chỉ sống cho bản thân hay hơn cả bản thân, nó vẫn muốn chấp nhận sống một cuộc sống gò bó để được ở bên cạnh và chăm sóc cho những người đã có công ơn nuôi dưỡng nó?
Còn Trần Trung, anh không thể nhìn thấy khung cảnh ngoài kia giống Tư Nhĩ, thứ anh thấy duy nhất chỉ có bóng đêm không lối thoát, sâu thẳm và đáng sợ.
Anh đã sống trong bóng tối quá lâu để làm quen với nó nhưng vẫn là chưa đủ để chấp nhận nó.
Vậy liệu rằng, cần bao lâu để anh mới có thể thực sự chấp nhận được việc sống trong bóng tối đây?
“Kíttt- cạch” – chiếc xe buýt lần nữa phanh lại rồi dừng hẳn.
Đây đã là chuyến cuối cùng rồi nên tất cả hành khách còn lại đều sẽ phải xuống xe trong đó có cả Tư Nhĩ và Trần Trung.
Để lại một mình bác tài ngồi đợi lái xe về lán cất giữ.
– Vừa nãy tôi… – Tư Nhĩ cùng Trần Trung bất ngờ đồng thanh nói.
– Cô nói trước đi.
– Trần Trung ý tứ nhường Tư Nhĩ nói trước.
– Tôi quyết định sẽ quay về.
Nơi đây rất tốt nhưng có lẽ vì tôi và nơi này không có bất kỳ sự ràng buộc nào nên tôi không thể có bất cứ lý do gì để ở lại cả.
Hơn nữa, tôi còn người thân mà, tôi sao có thể ích kỷ sống chỉ biết có bản thân được mặc cho đó có là điều tôi mong muốn đi chăng nữa.
Phải không?
– Đúng vậy.
Cô không thể sống được ở một nơi mà nơi đó không dành cho cô.
– Còn anh thì sao? Anh định nói gì?
– Tôi muốn rời đi.
– Rời đi?
– Ừ.
Tôi từ bỏ rồi nên muốn tìm một chỗ để quên đi.
– Trần Trung nói lấp lửng một câu không có đầu cuối rõ ràng nhưng Tư Nhĩ vẫn có thể hiểu điều anh đang muốn nói là gì.
– Buông bỏ được cũng tốt.
– Tư Nhĩ động viên anh.
– Hay để tôi tìm nhà trọ cho anh nhé?
– Làm phiền cô rồi.
– Trần Trung không khách khí lập tức nhận ý tốt.
.
– Chào vợ… cũ, Lam Tư Nhĩ!
Tư Nhĩ còn chưa kịp vào đến cửa nhà thì đã nghe thấy tiếng người gọi mình ở sau lưng.
Cô vừa nghe đã biết là ai nên không muốn tiếp anh ta cho lắm.
Riêng cái tên này, cô cả đời cũng không muốn tiếp hắn.
– Anh rảnh thật đấy giờ này còn có mặt ở đây được.
Thế mà trước đó tôi vẫn luôn nghĩ rằng anh bận lắm cơ.
– Tư Nhĩ mỉa mai hòng chọc tức Văn Quảng.
Đây cũng xem như là một hình thức đuổi khéo.
– Hừ.
Hôm nay tôi không chỉ rảnh mà còn rất rảnh là đằng khác đi đã đứng đây đợi cô được một lúc khá lâu rồi đấy?
– Bao lâu?
– Từ lúc cô cúp máy tôi và đi chơi với tên mù kia.
– Thật đấy?! – Tư Nhĩ không tin hỏi lại.
– Sao không mời tôi vào nhà được à? Hay không tiện?
– Sao có thể chứ? Chỉ sợ sếp lớn Văn Quảng chê nhà tôi sụp xệ không thèm bước chân vào thôi.
Dẫu sao thì người như anh với chỗ như này cũng không có hợp.
– Tư Nhĩ vừa nói vừa lấy chìa khoá ra để mở cửa.
– Tôi cũng thấy vậy.
Nhưng vì con mèo nhỏ của mình tôi bước vào nơi tồn tàn thế này cũng không vấn đề gì.
– Văn Quảng nói rồi ngang nhiên đẩy cửa đi vào mà chẳng cần đến sự cho phép của Tư Nhĩ.
Tư Nhĩ thừa biết tên không có tình người như Văn Quảng sao có thể vì một con mèo mà đêm hôm tìm tới tận đây được.
Phải chăng lại vì việc gì hay sao?
Nếu thế thật thì lại phải tiếp anh ta nữa sao? Có nhất thiết phải vậy không? Trời cũng tối rồi mà.
Tư Nhĩ nhăn nhó vẻ không vui.
Nhưng cô có không vui thế chư không vui nữa thì Văn Quảng vẫn chẳng thèm quan tâm đến cảm xúc của cô.
Anh ta cứ ngồi đấy cho mèo ăn xong lại lấy điện thoại ra và dán chặt mắt vào đấy.
Cứ vậy anh ta ngồi được khoảng ba mươi phút thì Tư Nhĩ bắt đầu phát cáu.
– Anh muốn xem điện thoại thì đi chỗ khác.
Muốn cho mèo ăn thì đem nó về.
Đã đến giờ tôi phải đi ngủ rồi xin phép không thể tiếp anh được nữa.
– Cô không cho tôi xem điện thoại, không cho tôi xem mèo ở đây vậy cô muốn tôi làm gì khác ở đây sao?
Văn Quảng đứng dậy và bắt đầu lại gần chỗ Tư Nhĩ đang đứng.
– Anh muốn làm gì? – Tư Nhĩ lo lắng lùi lại mấy bước nhưng vẫn bị anh tóm được.
– Làm chuyện vợ chồng.